60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Phát hiện thủ phạm nhờ buổi họp mặt LGBTQ+
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".Ấn tượng những con số làm nên kỷ lục của Let's Charm Fest 2023
Một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày sau 30 tuổi là tốt vì nó có khả năng bảo vệ chống lại nhiều loại ung thư, bệnh tim mạch, sa sút trí tuệ, bệnh gan và thậm chí cả bệnh tiểu đường.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 20.12.2022
Đặc biệt, một chi tiết nữa giúp XL7 “ghi điểm” trong mắt người dùng, nhất là khách hàng mua xe phục vụ gia đình đông người là trang bị cơ chế gập 1 chạm. Theo đó, trên hàng ghế thứ 2 bố trí một lẫy gập, chi tiết này giúp người ngồi hàng ghế thứ 3 dễ dàng ra vào chủ động hơn, không phải cúi xuống đẩy ghế. Bên cạnh đó, thiết kế ghế gập lại theo hướng trượt ngang cũng an toàn hơn so với kiểu gập thẳng đứng với lực mạnh như trên Xpander.
Dương Ngọc Châu (29 tuổi), trở về nhà ở Q.Tân Bình (TP.HCM) vào sáng mùng 6 (tức ngày 3.2), đã phải đối mặt với cảnh tượng không thể ngờ tới. Sân nhà đầy lá khô rụng, trái cây thối vương vãi khắp nơi. Không khí trong nhà ngột ngạt vì cửa sổ, cửa ra vào đều đóng kín trong suốt hơn một tuần lễ. Những dấu vết của bụi bặm và mùi ẩm mốc khiến Châu không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi hít thở không khí ô nhiễm."Trước khi về quê, mình đã cố gắng dọn dẹp mọi thứ, nhưng khi trở lại, nhà cửa như một đống hỗn độn. Dọn xong một phòng khách lại phải đối mặt với một phòng ngủ. Mệt mỏi đến mức chẳng muốn làm gì nữa”, Châu chia sẻ.Với những người có thú cưng, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ đơn thuần là dọn dẹp bụi bặm hay rác thải. Cao Trí (26 tuổi), sinh sống tại số 22, đường số 10, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM), sau 8 ngày về quê tại tỉnh Tây Ninh, khi trở lại đã phải đối mặt với một "bãi chiến trường" thực sự do ba con mèo gây ra. Trí đã để sẵn thức ăn và nước uống cho các thú cưng, nhưng sự nghịch ngợm của chúng đã khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn."Khi mở cửa bước vào, mình đã không thể tin vào mắt mình. Chúng đã cào xé thùng carton, kéo đồ đạc ra khắp nơi và đi vệ sinh bừa bãi. Mình chỉ biết thở dài và bắt đầu dọn dẹp. Thực sự, không biết là vui hay buồn khi quay lại căn nhà này nữa”, Trí kể lại.Chưa kể đến những vết trầy xước trên đồ đạc và cả tiếng mèo "kêu gào" đòi ăn uống sau một thời gian dài bị bỏ rơi. Trí cũng không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều người nuôi thú cưng khác cũng phải đau đầu về việc chăm sóc chúng khi vắng nhà quá lâu.Đối với những ai sở hữu sân vườn, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ là dọn dẹp đồ đạc trong nhà mà còn là việc chăm sóc lại các cây cối, hoa màu. Nguyễn Nhật Minh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sau 7 ngày về tỉnh Tiền Giang ăn tết, khi trở lại TP.HCM đã không khỏi giật mình khi thấy khu vườn trên sân thượng bị tàn phá. Các chậu cây héo úa, một số cây còn bị ngã đổ vì thiếu sự chăm sóc trong suốt những ngày qua."Sân thượng của mình vốn rất xanh mát, nhưng giờ lại trông như một bãi chiến trường. Cây cối không được tưới nước, lá khô, cành cây héo queo. Thật sự tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Một buổi chiều dọn dẹp vẫn chưa xong và mình nhận ra có lẽ mình cần thay đổi cách chăm sóc vườn để không phải đối mặt với tình trạng này vào năm sau”, Minh chia sẻ.Không chỉ riêng Minh,nhiều người yêu thích làm vườn cũng gặp phải tình huống tương tự. Sau những ngày nghỉ dài, không khí oi bức của thành phố, cộng với sự thiếu chăm sóc khiến các cây cối không còn sức sống. Cảnh tượng vườn cây ngã đổ, hoa héo úa như một lời nhắc nhở về sự vất vả và cẩn thận trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày.Việc dọn dẹp nhà cửa sau tết giúp người trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho những kỳ nghỉ dài. “Việc lên kế hoạch sắp xếp trước khi đi, chuẩn bị đầy đủ cho thú cưng là điều cần thiết. Hơn hết, mỗi khi trở lại thành phố, ngoài những giờ phút mệt mỏi, ta lại nhận ra một điều, đó là sự quý giá của một không gian sống trong lành, sạch sẽ và đầy ắp tình yêu thương”, Trí nhắn nhủ.
Nhật Bản bất ngờ suy thoái, kinh tế Đức giành vị trí lớn thứ 3 thế giới
Lễ giao thừa hay còn gọi lễ Trừ tịch; trong đó trừ là trao lại chức quan, tịch là ban đêm. Lễ Trừ tịch được cử hành ngay thời khắc giao thừa để tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới. Về mặt tâm lý, đó là lúc các gia đình người Việt chúng ta sẵn sàng gác lại hết những gì đã diễn ra một năm để mở đầu một năm mới với nhiều hy vọng mới.Các chuyên gia văn hóa cho hay, người xưa tin rằng, mỗi năm có một vị Hành khiển coi việc nhân gian. Hết một năm, thần năm cũ bàn giao lại công việc cho vị thần năm mới nên các gia đình có mâm cúng ở ngoài trời để tiễn thần năm cũ và đón thần năm mới về với gia đình.Theo Nhất Thanh trong Đất lề quê thói, có mười hai vị Hành khiển luân phiên nhau mỗi 12 năm kể từ năm Tý đến năm Hợi là, hết lượt lại quay trở lại năm Tý với vị Hành khiển của năm ấy. Người xưa quan niệm, Hành khiển có ông thiện ông ác. Có năm trời ra tai hạn hán lụt lội mất mùa đói kém, hay dịch tễ nguy hại, là do sớ tấu của Hành khiển, trừng phạt vua quan không có nhân chính hay dân ăn ở càn rỡ. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quan của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Thành hoàng Bổn cảnh và Thổ địa Thần kỳ.Ý nghĩa của lễ Trừ tịch là gác lại hết những gì đã diễn ra trong năm cũ hay đem bỏ hết đi những điều không may mắn của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Sau khi cúng giao thừa, các gia đình bắt đầu cúng ông Địa (miền Nam) hay Thổ Công (miền Bắc) và chuẩn bị ăn tết.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM cho hay, sau khi cúng giao thừa, việc ăn hay chơi giao thừa gần đây mới được nhắc đến. Người Việt xem trọng ngưỡng ban đầu, cho rằng đầu xuôi đuôi lọt nên thời khắc đầu tiên của năm mới (giao thừa) rất được coi trọng, trở thành một cái "ngưỡng" tâm lý và cả góc độ tâm linh. Vào thời khắc này, người Việt có xu hướng tạm gác lại hết mọi bộn bề của cuộc sống, những cái làm được và chưa làm được của năm qua, tạm quên đi vai trò xã hội cá nhân để dành thời gian bên gia đình mình, trong sự cộng cảm giữa thế giới hôm qua (qua hình ảnh ông bà tổ tiên và truyền thống gia đình) và hôm nay (sự đoàn tụ các thành viên gia đình). Trong gia đình những ngày này ngập tràn yêu thương, gắn bó, mối quan hệ ruột thịt.Đây cũng là thời khắc các thành viên trong cùng một gia đình quây quần bên nhau ở thời khắc chuyển giao từ năm cũ qua năm mới, là cơ hội để các thành viên trong gia đình xích lại gần nhau hơn, cảm nhận rõ hơn mối quan hệ giữa mình và các thành viên xung quanh, và hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Ở các vùng nông thôn trước đây, các gia đình còn có thói quen cùng nhau xem ti vi, kể chuyện, nghe nhạc bên mâm cỗ giao thừa. Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, ngày trước, người Việt đón giao thừa gắn liền với không khí ấm cúng gia đình, ai nấy cũng chờ đợi giao thừa để kéo gần sự cộng cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Từ đó, mọi người có xu hướng đoàn tụ bên gia đình, không đi ra ngoài vào đêm giao thừa. Con cái khi trưởng thành, có gia đình riêng cũng tranh thủ về quê đón tết cùng cha mẹ, cùng nhau đón giao thừa, một mặt tìm kiếm cảm giác ấm cúng, hạnh phúc bên bố mẹ mình, mặt khác cũng muốn tạo dựng những trải nghiệm và ký ức tốt đẹp cho con cái mình. Cứ như vậy, truyền thống được tiếp nối, các thế hệ người Việt Nam lớn lên lại làm theo ký ức tuổi thơ, đến khi làm bố, làm mẹ không quên học hỏi bố mẹ mình để truyền lại cho con. Những ai vì nhiều điều kiện khách quan không thể về đón giao thừa và ăn tết với gia đình, chẳng hạn những người lính ở biên cương - hải đảo, kỹ sư và công nhân làm việc ở công trường, những người đi làm ăn xa xứ và đặc biệt là đang học tập, làm việc ở nước ngoài chắc hẳn sẽ rõ hơn ai hết những thiệt thòi của chính mình.Trong cuộc sống hiện đại, ngoài xã hội có nhiều hoạt động mang tính tương tác cộng đồng như bắn pháo hoa, tổ chức đêm nhạc hội mừng năm mới… Các hoạt động này thu hút một số người trẻ thay vì ở nhà đón giao thừa lại cùng nhau ra phố ngắm pháo hoa hay tham gia vào một buổi nhạc hội với bạn bè.Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ nhìn nhận, điều này có thể làm thay đổi về quan niệm đoàn tụ gia đình thời khắc giao thừa, nhưng càng ngày người ta càng chấp nhận nó. Ngày trước, người Việt quan tâm việc cả gia đình phải ở bên nhau trong thời khắc giao thừa, cùng nhau vượt "ngưỡng" trừ tịch, nhưng càng về sau nhiều gia đình cho phép con cái nam nữ thanh niên xuống phố với bạn bè. Có thể nói, không khí đoàn tụ gia đình đêm giao thừa đã mở rộng ra thành một phạm trù rộng lớn hơn: không gian hội tụ và cộng cảm xã hội. Vì vậy, nhiều thanh niên không đón giao thừa ở nhà mà tập trung đông đúc ở trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn để cùng ngắm pháo hoa và đón giao thừa với chúng bạn và những người xung quanh cũng có ý nghĩa của nó, đó là một cảm xúc xã hội được thăng hoa, khi những người trẻ không quen biết xích lại gần như y hệt như một đại gia đình vậy."Đương nhiên việc đón giao thừa ngoài phố không thể nào có được cảm giác thiêng liêng như khi đón giao thừa bên gia đình, nơi cả nhà cùng cảm thụ được sự ấm cúng và hạnh phúc trọn vẹn dưới sự mầu nhiệm của sự chuyển giao đất trời và trong sự kết nối tinh thần với tổ tiên ông bà của nhiều thế hệ trước. Đó cũng chính là lý do nhiều bậc cao niên không muốn cùng con cháu đi du lịch xa nhà trong dịp tết", nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.